Động thực vật Tây_Bengal

Năm 2009, diện tích rừng trong bang là 11.879 km2 (4.587 dặm vuông Anh), tức chiếm 13,38% diện tích địa lý toàn bang,[32] trong khi mức trung bình toàn quốc là 21,02%.[33][34] Trong đó, rừng dự trữ, bảo hộ và không phân loại lần lượt chiếm 59,4%, 31,8% và 8,9%.[32] Một bộ phận của rừng ngập mặn lớn nhất thế giới là Sundarban nằm tại nam bộ của Tây Bengal.[35]

Phù hiệu cấp bang của Tây Bengal
Bang thúMèo cá[36]
Bang điểuSả đầu nâu
Bang thụHoa sữa[36]
Bang hoaNhài Tàu[36]

Xét theo quan điểm thực vật địa lý học, phần nam bộ của Tây Bengal có thể được phân thành hai khu vực: đồng bằng sông Hằng và rừng ngập mặn ven biển Sundarban.[37] Đất phù sa của đồng bằng sông Hằng cộng với lượng mưa thuận lợi khiến cho khu vực này đặc biệt phì nhiêu.[37] Phần lớn thực vật ở phần tây bộ của bang có hệ thực vật tương tự các thực vật của cao nguyên Chota Nagpur thuộc bang Jharkhand láng giềng.[37] Loài cây trồng thương mại chiếm ưu thế là Shorea robusta, thường được gọi là sala. Khu vực ven biển Purba Medinipur có hệ thực vật ven biển; cây chiếm ưu thế là Casuarina. Loài cây đáng chú ý từ Sundarban là sundari (Heritiera fomes), tên của rừng bắt nguồn từ tên của loài cây này.[38]

Phân bố thực vật tại bắc bộ Tây Bengal chịu ảnh hưởng của độ cao và lượng mưa. Ví dụ như các chân đồi của dãy Himalaya có cây cối rậm rạp với Sala và các cây thường xanh nhiệt đới khác.[39] Tuy nhiên, ở độ cao trên 1.000 mét (3.300 ft) thì chủ yếu là rừng cận nhiệt đới. Huyện Darjeeling có độ cao trên 1.500 mét (4.900 ft), các loài cây rừng ôn đới như sồi, Thông, và đỗ quyên chiếm ưu thế.[39]

Các khu vực bảo tồn chiếm 3,26% diện tích địa lý của Tây Bengal, gồm 15 khu bảo tồn loài hoang dã và 5 vườn quốc gia[32] là vườn quốc gia Sundarban, khu bảo tồn hổ Buxa, vườn quốc gia Gorumara, vườn quốc gia Thung lũng Neora và vườn quốc gia Singalila. Những loài hoang dã vẫn tồn tại trong Tây Bengal gồm có tê giác Ấn Độ, voi Ấn Độ, hươu, báo hoa mai, bò tót, hổ, và cá sấu, cũng như nhiều loài chim. Nhiều loài chim di cư đến bang vào mùa đông.[40] Những khu rừng nằm trên độ cao lớn của vườn quốc gia Singalila là nơi trú ẩn của mang, gấu trúc đỏ, Gazella bennettii, trâu rừng Tây Tạng, sơn dương, tê tê, PericrocotusLophura leucomelanos. Vườn quốc gia Sundarban có một dự án bảo tồn loài hổ Bengal đang gặp nguy hiểm, song trong các khu rừng còn có nhiều loài bị đe dọa khác, như cá heo sông Hằng, rùa nước ngọt và cá sấu cửa sông.[41] Rừng ngập mặn cũng đóng vai trò là một nơi nuôi cá tự nhiên, cấp dưỡng cho các loài cá ven biển dọc theo vịnh Bengal.[41] Khu vực Sundarban được tuyên bố là một khu dự trữ sinh quyển do có giá trị bảo tồn đặc biệt.[32]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tây_Bengal http://etext.library.adelaide.edu.au/f/fiske/john/... http://banglapedia.search.com.bd/HT/G_0019.htm http://amsglossary.allenpress.com/glossary/search?... http://www.britannica.com/eb/topic-511285/Royal-Ca... http://www.calcuttaweb.com/tvradio.shtml http://archives.cnn.com/2001/fyi/student.bureau/06... http://www.educationobserver.com/resources/univers... http://www.flonnet.com/fl2302/stories/200602100042... http://books.google.com/?id=KYYW8Un5zFAC&pg=PA119&... http://books.google.com/?id=NTeHPuhTsXcC&pg=PA45&d...